Năm 2020 dự kiến là một năm mà cộng đồng startup Việt tiếp tục chứng kiến nhiều startup không đủ lực để vượt qua các thách thức. Cũng nhờ thế, cộng đồng startup Việt sẽ mạnh mẽ hơn và trưởng thành hơn.
Là người được đồng hành cùng với vài trăm startup trong năm qua, tôi, Doanh có một vài ghi nhận theo góc nhìn cá nhân và xin chia sẻ với anh em startup như sau:
“Cuộc chơi startup” ngày càng nghiêm túc hơn
Năm 2019 tôi thấy:
i) Các anh lớn startup đã càn quét các thị trường ngách mà mọi người cho là thế mạnh của startup địa phương. Họ “ăn” không trừ ngách nào miễn kiếm được tiền, kiếm được khách hàng, được thị phần. Họ chẳng có gì ngoài thế mạnh nền tảng công nghệ có sẵn, thị trường - đội ngũ có sẵn nên việc đánh chiếm ngách nhỏ chỉ là thời gian và bằng một quyết định nhanh.
ii) Đông đảo các founder đã từng du học và làm việc ở nước ngoài đã trở về startup tại quê hương. Đây là một lực lượng startup chất lượng cho cộng đồng startup Việt Nam. Hơn một nửa startup mà StartupLAW hỗ trợ được sáng lập bởi nhóm này. Các lợi thế về ngoại ngữ, mối quan hệ và tư duy đề cao hiệu quả giúp họ đi khá nhanh.
iii) Sự tham gia ngày càng nghiêm túc của các vườn ươm, cơ sở hỗ trợ startup. Mặc dù với giai đoạn phát triển hiện tại, các vuờn ươm này đã cố gắng nhưng chương trình ươm tạo của họ cũng mới dừng ở mức độ vun đắp, cổ vũ startup ở giai đoạn sớm. Kết hợp với năng lực hiện tại, các startup được ươm tạo chưa thực sự cất cánh được. Tuy nhiên, đã startup ở Việt Nam thì không nên bỏ qua cơ hội được ươm tạo này. Chỉ có điều số % cổ phần để lại cho vườn ươm hơi gắt. Từ 10-20% cổ phần cho một chương trình ươm tạo vài tháng.
iv) Vốn đầu tư cho startup được rót nhiều hơn, phần lớn từ nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài cá nhân và quỹ đã quen dần với việc Việt Nam là một trong những cộng đồng startup đáng đầu tư bên cạnh Indo, Sing, Thái, Malaysia ... Tuy nhiên, tiền đổ vào đây chưa đậm. Phổ biến nhất là các khoản đầu tư tầm 50 - 200 ngàn USD cho mỗi lần đầu tư. Vì gọi được ít nên startup của ta phải gọi nhiều lần, kết quả là số cổ phần bán ra khá nhiều, thành ra khi gọi đến vòng A thì startup cũng đã bán cho nhà đầu tư tầm 30%- 50% phân bổ cho tầm 3-10 nhà đầu tư rồi. Đây là một điểm kém hấp dẫn của một startup. Các thương vụ tầm 1 triệu USD trở lên thì số lượng thương vụ chưa đủ đếm hết đầu ngón tay. Nhà đầu tư đến từ Singapore (chủ yếu là quỹ/tổ chức), Hàn, Nhật, vẫn là số đông và sẵn có.
v) Tiền
Trong khi doanh thu vẫn còn là một ẩn số thì tốc độ tiêu tiền của startup trong năm qua khá mạnh. Văn phòng mở rộng liên tục và tất nhiên là phải đẹp. Nhiều anh em startup nuôi quân đã 1 - 2 năm mà chưa có doanh thu nên startup liên tục kêu gọi vốn đầu tư để bổ sung tiền mặt.
Vấn đề dòng tiền là một điểm yếu chết người của startup mà chỉ có nhà đầu tư mới cứu được. Đây là lý do cuối năm vừa rồi, áp lực thưởng Tết và trả lương tháng 12, tháng 1 đã vắt kiệt sức của phần lớn startup. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho startup đòi hỏi trình độ cao và startup thường trả lương cao hơn cho nhân sự (nhất là dev và COO) so với doanh nghiệp thông thường khác để thu hút nên chi phí nhân sự và marketing là hai chi phí ngốn nhiều tiền nhất. Chỉ cần một quyết định sai lầm trong tuyển dụng và tiếp thị, tiền sẽ mất đi rất nhiều.
Cơ hội cho startup Việt và những việc cần làm