top of page

Kinh doanh túi giấy hàng hiệu bọc nhựa có vi phạm pháp luật?

Đã cập nhật: 29 thg 9, 2023

Câu hỏi: Thương nhân sử dụng các túi giấy đựng hàng hoá của các hãng thời trang nổi tiếng để ép nhựa, trang trí thêm quai và các phụ kiện khác để làm thành một sản phẩm mới. Việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm này có vi phạm pháp luật?

_

Luật sư Doanh trả lời:

Theo thông tin được cung cấp, chúng tôi nhận thấy sản phẩm túi giấy hàng hiệu bọc nhựa tái sử dụng sau khi bọc nhựa và phụ kiện mới vẫn giữ lại màu sắc, thương hiệu/logo và các yếu tố nhận diện nguyên bản khác từ túi giấy gốc.

Việc sản xuất và buôn bán các sản phẩm túi có thể hiện thương hiệu được bảo hộ của các nhãn hiệu thời trang, túi xách nổi tiếng mà cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh không có quyền sở hữu, quyền sử dụng thương hiệu đó được coi là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu căn cứ theo Điều 211, Điều 212 và Điều 213 Luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành (tham khảo quy định được trích dẫn ở cuối bài viết).

Tuy nhiên, nếu xem xét độc lập “dịch vụ bọc nhựa, trang trí phụ kiện” cho túi giấy do khách hàng cá nhân/tiêu dùng cung cấp thì có thể không vi phạm pháp luật. Nhưng việc quảng bá, giới thiệu các túi giấy có thương hiệu của người khác phục vụ cho mục đích kinh doanh thì lại bị coi là vi phạm do vẫn có yếu tố gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về sản phẩm.

Để tránh gây hiểu lầm, việc bạn cung cấp dịch vụ bọc nhựa, trang trí phụ kiện hàng loạt theo đơn đặt hàng gia công từ thương nhân khác mà bạn biết thương nhân này buôn bán sản phẩm sau khi bạn gia công thì hành vi này cũng vi phạm pháp luật vì sản xuất hàng hoá giả mạo. Ngoài ra, chuỗi hành vi liên quan đến sản phẩm này cũng được xem là vi phạm bao gồm: sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

Trích dẫn căn cứ pháp luật:

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 213. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

_

Doanh Nguyen

Founder of STARTUP LAW VIETNAM

Комментарии


Business Video Call

free LawTalk

TRÒ CHUYỆN CÙNG LUẬT SƯ TECH, STARTUP, VC

Từ 2015 đến nay, Luật sư Doanh đã dành hàng trăm giờ để cà phê với hơn 500 startup, công ty công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm. Hãy đặt lịch "cà phê online" LawTalk với Doanh để trò chuyện về các vấn đề pháp lý, startup, đầu tư mạo hiểm mà bạn quan tâm.

cuộc hẹn online - 30 phút | ưu tiên lịch hẹn đặt trước

  • White Facebook Icon

​LEARN & GROW

FOR TECH FIRM

  • Legal Guides

  • Legal Todo List

  • Legal for Founder

  • Resources

  • Insights & Trends

  • Free LawTalk

  • Supports

  • ​Services

  • Legal Pricing

  • Ưu đãi thuế công nghệ

  • Hợp đồng dịch vụ phần mềm

  • Hợp đồng thuê dev/vendor

  • Thoả thuận quyền SHTT

  • Chương trình ESOP

  • Hệ thống quản lý rủi ro

  • Deal M&A

  • Thoả thuận cổ đông

  • SaaS terms & conditions

  • SaaS data privacy

  • Thành lập công ty (VN/SG)

  • Bảo hộ thương hiệu

  • Bản quyền phần mềm

  • Quan hệ cổ đông

FOR STARTUP

  • Deal gọi vốn

  • Thoả thuận nhà sáng lập

  • Chương trình ESOP

  • Ưu đãi thuế công nghệ

  • Hợp đồng chuẩn

  • SaaS terms & conditions

  • SaaS data privacy

  • Thành lập công ty (VN/SG)

  • Bảo hộ Thương hiệu

  • Bản quyền Phần mềm

  • Quan hệ Nhà đầu tư

  • Chiến lược phân bổ cổ phần

  • Mô hình Vietnam-Singapore

FOR VC

  • Thẩm định pháp lý (DD)

  • Giám sát khoản đầu tư

  • Kiểm toán pháp lý

  • Thành lập Quỹ đầu tư

  • Quy chế vận hành quỹ

  • Hợp đồng huy động vốn

  • Hợp đồng đầu tư

  • Deal M&A SME

  • Deal tài trợ vốn startup

  • Đào tạo pháp lý

GET IN TOUCH

Copyright © 2023 StartupLAW Vietnam. All rights reserved.

StartupLAW is a registered brandname of and operated under the law practice license of POTEKYU LAW FIRM. Founded by Vincent Doanh Nguyen since 2015.

bottom of page