top of page
Modern office hallway

HÃY LÀM ĐÚNG!

HƯỚNG DẪN PHÁP LÝ ONLINE & MIỄN PHÍ

Hơn cả một hãng luật, nơi bạn phải phụ thuộc vào thời gian và biểu phí theo giờ của luật sư, chúng tôi thực sự mong muốn mình trở thành một công cụ luôn có sẵn và ngày càng miễn phí nhiều hơn để bạn dù là nhà sáng lập, CEO, COO, nhà đầu tư hay người hỗ trợ startup ... đều có thể dễ dàng tự trợ giúp cho nhu cầu pháp lý của mình

Do It Right Huong dan Phap ly.png

®

Intro

Khi bắt đầu một dự án startup, là lúc bạn sẽ làm việc cho chính mình, biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng sự phấn khích và bận rộn sẽ khiến các nhà sáng lập startup thường bỏ qua các vấn đề pháp lý. Nó giống như việc bạn bắt đầu trồng cây trái trên một mảnh đất nhưng lại bỏ qua việc dựng hàng rào bảo vệ kín xung quanh. Bạn sẽ không lặp lại sai lầm sơ đẳng trên nếu bạn đang đọc hết những hướng dẫn mà chúng tôi đang cung cấp ở ngay tiếp theo đây.

Lời khuyên của chúng tôi: Hãy đưa các văn bản pháp lý, những thoả thuận, quy định vào các hoạt động của startup một cách thường xuyên. Hình thành thói quen tham vấn luật sư chuyên ngành cho bất kỳ quyết định nào của mình là một cách tuyệt vời để bảo vệ thành quả của bạn, từ đó tránh các xung đột, các rủi ro tiềm ẩn.

Tại đây, như một người bạn, chúng tôi cung cấp các hướng dẫn ngắn ngọn để bạn có thể dễ dàng nắm bắt những vấn đề pháp lý quan trọng và cần thiết.

truy cập nội dung hướng dẫn theo từng mục

  • Pháp lý cho ý tưởng startup

  • Khi tạo lập Team sáng lập & vận hành

  • Đăng ký Thành lập Startup

  • Sở hữu trí tuệ

  • Gọi vốn đầu tư

  • Go Online

  • Tuân thủ pháp luật

  • Quản trị công ty

  • Bảo vệ startup

  • Exit / Thoái vốn

Nội dung dành cho thiết bị di động

intro
tạo startup

từ ý tưởng

​Tất cả startup đều bắt đầu từ ít nhất một ý tưởng khởi nghiệp. Những nhà sáng lập thành công thường là những người đã tin vào ý tưởng của mình sẽ trở thành hiện thực ngay từ những ngày đầu.

Ở giai đoạn ý tưởng, bạn sẽ đối mặt với các vấn đề về xác định liệu ý tưởng của bạn có đang sao chép ý tưởng của ai đó hoặc làm sao để bảo hộ được ý tưởng của mình, hay làm cách nào để chống lại việc sao chép ý tưởng bởi các đối thủ. Bạn cũng nên tìm hiểu về việc có nên phát minh lại “cái bánh xe” trong khi có cả một kho dữ liệu về các sáng chế, phát minh, tên thương hiệu trên toàn thế giới sẵn sàng để bạn tham khảo miễn phí.

 

Một vài bạn thì có đặt vấn đề cho StartupLAW là làm sao để có thể bán được ý tưởng của mình kiểu như lập một sàn giao dịch ý tưởng để những “kẻ mộng mơ” bán ý nghĩ của mình trên đó. Nghĩa là làm sao để việc chỉ suy nghĩ ra cái gì đó không thôi cũng có thể kiếm được tiền?

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • Sao chép ý tưởng, clone hay copycat có vi phạm pháp luật?

  • Bảo hộ ý tưởng startup như thế nào?

  • Có nên “phát minh lại bánh xe”?

  • Ý tưởng kinh doanh startup có bán được?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Thẩm định và tư vấn pháp lý mô hình kinh doanh mới

  • Tư vấn bảo hộ ý tưởng kinh doanh

  • Tư vấn cách bắt đầu một startup

  • Tư vấn Pháp luật sáng lập và vận hành startup

  • Đào tạo pháp luật cho startup

  • Đào tạo pháp luật cho founder

  • ​Đào tạo pháp luật sở hữu trí tuệ

tạo startup

“Tôi đang phân vân có nên lập công ty không khi chúng tôi mới bắt đầu startup?"

Đây là câu hỏi phổ biến cho các bạn ở giai đoạn ý tưởng và “gom team”. Chúng tôi cho rằng không phải vấn đề là có nên lập công ty hay không, mà phải là: để dự án startup hoạt động, bạn có bắt buộc phải lập công ty? Nếu có, thì tất nhiên rồi. Lúc này, bạn có thể cũng sẽ phân vân tiếp về việc nên lập công ty ở Việt Nam hay ở nước ngoài, như Singapore chẳng hạn.

Trường hợp startup của bạn có một co-founder là người có quốc tịch nước ngoài. Khi đó, thủ tục sẽ phức tạp hơn một chút khi phải căn cứ vào quốc tịch của bạn ấy và ngành nghề kinh doanh của startup để có những thủ tục, giấy phép phù hợp cho vị trí co-founder, người lao động và người nhập cư vào Việt Nam.

Chưa hết, nhiều startup gặp khó khăn với việc định giá công sức của co-founder để lượng hoá thành phần vốn điều lệ. Phần lớn startup sẽ ghi nhận đóng góp của co-founder bằng công sức, bằng thời gian làm việc. Vậy thì bạn nên nhớ, pháp luật Việt Nam không công nhận công sức là một loại tài sản để góp vốn thành lập công ty.

 

Hiện nay, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã ngày càng dễ dàng, thậm chí bạn có thể tự làm online. Nhưng việc thành lập công ty startup thì không chỉ là đăng ký doanh nghiệp, còn nhiều thứ nữa cần bạn cân nhắc và ra quyết định như: vốn điều lệ bao nhiêu là được, ngành nghề nào để tận dụng tối đa ưu đãi thuế, tên công ty, con dấu công ty, cơ cấu cổ đông sao cho phù hợp với chiến lược phân bổ cổ phần, ghi nhận góp vốn bằng công sức như thế nào ... Chúng tôi cho rằng, bạn cần thảo luận với luật sư chuyên về startup và công nghệ để giúp bạn quyết định các vấn đề trước – trong và sau khi lập công ty startup.

Hoặc nếu không có điều kiện thảo luận với Luật sư, ít nhất bạn cũng nên tham khảo từng bài viết hướng dẫn chi tiết dưới đây mà StartupLAW gửi tới bạn. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • startup có buộc phải lập công ty?

  • nên lập công ty ở Singapore hay ở Việt Nam?

  • khi nào thì nên lập công ty startup?

  • người nước ngoài có được lập công ty ở Việt Nam?

  • co-founder là người nước ngoài thì phải xin giấy phép gì?

  • góp vốn bằng “tài sản trí tuệ”, “công sức” có được không?

  • ghi nhận vốn góp vào startup như thế nào là tối ưu và hợp pháp?

  • có cần luật sư tư vấn khi lập công ty?

  • cần làm gì trước khi lập công ty?

  • tự đăng ký công ty hay thuê dịch vụ?

  • những việc cần làm khi lập công ty startup

  • điều lệ công ty là gì?

  • cần lưu ý gì khi lập công ty startup?

  • đăng ký vốn điều lệ khống có được không, hậu quả là gì?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Tư vấn Pháp luật sáng lập và vận hành startup

  • Tư vấn, soạn thảo Thoả thuận đồng sáng lập (Co-founder agreement)

  • Soạn thảo Hợp đồng mentor/advisor

  • Đào tạo Pháp lý cho Startup

  • Thủ tục thành lập công ty startup

  • Thành lập công ty phần mềm

  • ​Thành lập công ty công nghệ

  • Soạn thảo, chỉnh sửa điều lệ công ty

  • Bộ văn bản pháp lý startup

  • Thoả thuận bảo mật

  • Thoả thuận chống cạnh tranh

  • Giấy phép đầu tư nước ngoài

  • Bộ văn bản về cổ đông, góp vốn

  • Tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan

sở hữu trí tuệ
từ ý tưởng
lập team

lập team

Hầu hết các startup thành công đều bắt đầu hiện thực hoá ý tưởng bởi một đội ngũ. Đội ngũ đó bao gồm những người đồng sáng lập (co-founder), những người lao động được thuê đầu tiên và có thể gồm cả các cố vấn, mentor nữa.

Một vấn đề mà hầu hết startup gặp phải là họ không có sẵn tiền để trả lương cho tất cả thành viên trong nhóm. Điều họ có sẵn là các cổ phần và tương lai của startup. Do đó, bạn nên biết, thay vì trả lương bằng tiền, bạn hoàn toàn có thể trả bằng những thứ có giá trị hấp dẫn hơn là cổ phần trong startup của bạn. Một vấn đề đặt ra, bạn trả bao nhiêu, hay chia tỷ lệ bao nhiêu là đủ.

 

Bạn cũng có nhiều vấn đề khác cần quan tâm như: Vai trò của mỗi thành viên? Các thành viên sẽ hưởng thành quả như thế nào từ sản phẩm? Hưởng bao nhiêu và khi nào thì được hưởng. Lỡ một thành viên rút khỏi team trước thời hạn thì sao? Rồi trong trường hợp, một thành viên trong team hiện còn đang làm việc tương tự, toàn thời gian tại một công ty  hoặc một tổ chức khác thì liệu có tạo ra xung đột lợi ích và có rủi ro gì hay không. Bạn sẽ cần có giải pháp cho vấn đề này.

 

Nhiều nhà sáng lập cũng đã tìm đến chúng tôi và hỏi rằng: các team đồng sáng lập cần ký những văn bản pháp lý nào là đủ chặt chẽ để sẵn sàng tập trung vào làm việc? Tất nhiên là có rồi, bạn sẽ cần quan tâm đến văn bản Thoả thuận đồng sáng lập startup (co-founder agreement), Cam kết bảo mật thông tin, Thoả thuận quyền sở hữu tài sản trí tuệ của các sản phẩm được làm ra, Thoả thuận sở hữu cổ phần thưởng; Chính sách ESOP và các văn bản khác tuỳ đặc thù của mô hình kinh doanh cụ thể ...

Chúng tôi cho rằng, tất cả những vấn đề được đề cập ở trên nếu bạn đưa chúng vào một khuôn khổ pháp lý ngay từ đầu, khi đó, trong quá trình triển khai startup, bạn sẽ không phải bận tâm đến nó nữa. Lúc đó, bạn sẽ dành nhiều thời gian và sự quan tâm để phát triển và gia tăng giá trị cho sản phẩm, tham gia các buổi pitching, mở rộng network và tìm kiếm khách hàng cũng như nhà đầu tư cho dự án.

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • làm sao để tuyển người tài trả lương bằng cổ phần của chính startup?

  • chiến lược phân chia tỷ lệ cổ phần startup là như thế nào?

  • ai, góp cái gì, được gì và bao nhiêu cổ phần?

  • thế nào là phân chia tỷ lệ cổ phần một cách “công bằng”?

  • có thể góp vốn bằng công sức vào startup?

  • thoả thuận đồng sáng lập là gì?

  • xử lý như thế nào khi co-founder rút trước thời hạn?

  • founding team cần ký văn bản pháp lý nào?

  • co-founder đang làm fulltime cho công ty khác thì có vi phạm pháp luật?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Tư vấn phương án option pool

  • Tư vấn phương án vesting

  • Tư vấn chính sách ESOP

  • Tư vấn bộ văn bản dành cho người lao động

  • ​Hợp đồng với mentor, cố vấn

  • Soạn thảo Sổ tay nhân viên (employee handbook)

  • Soạn thảo Quy tắc Ứng xử (code of conduct)

  • Tư vấn phương án sử dụng các loại hình lao động

  • Tư vấn phương án tối ưu chi phí lao động

  • Soạn thảo/chỉnh sửa Hợp đồng lao động chuẩn

  • Thoả thuận bảo mật và chống cạnh tranh với người lao động (NDA)

  • Thoả thuận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

  • Soạn thảo chính sách, nội quy lao động

  • Xử lý kỷ luật, sa thải người lao động

  • Thủ tục Chấm dứt Hợp đồng lao động

  • Thủ tục Đăng ký lao động

  • Thủ tục Đăng ký bảo hiểm xã hội

  • Thủ tục Hoàn thuế thu nhập cá nhân

  • Đào tạo Tuân thủ pháp luật lao động

  • ​Xử lý Tranh chấp lao động

sở hữu trí tuệ

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Đào tạo Tài sản Trí tuệ cho startup

  • Đăng ký độc quyền thương hiệu (trademark registration)

  • Đăng ký Bản quyền phần mềm/hình ảnh/thiết kế.

  • Tư vấn Chuyển nhượng quyền sử dụng, sở hữu tài sản trí tuệ

  • Soạn thảo Thoả thuận quyền sở hữu tài sản trí tuệ

  • Thủ tục đăng ký hợp đồng li-xăng (chuyển nhượng tài sản trí tuệ)

  • Hợp đồng Chuyển giao công nghệ

  • Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ

  • Tranh chấp tài sản trí tuệ

  • Tư vấn giải quyết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan

Tài sản giá trị lớn nhất của một startup chủ yếu là các tài sản trí tuệ. Đó có thể là các phần mềm (website/app), thương hiệu (logo), sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, một thiết kế hoặc một tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Vì là một tài sản vô hình, do đó bạn cần có sự hiểu biết để nhận diện, nắm bắt được các tài sản trí tuệ và thực hiện các bước cần thiết để xác lập quyền sở hữu trọn vẹn và hợp pháp của công ty bạn với các tài sản này.

Một số vấn đề chúng tôi thường giải đáp cho startup là: ngoài việc đăng ký bảo hộ, có cách nào để bảo vệ tài sản trí tuệ? Bạn có được bảo hộ phần mềm khi phát triển phần mềm đó dựa trên mã nguồn mở? Tài sản trí tuệ làm ra thuộc về công ty, cá nhân nguời điều hành hay là người tạo ra nó? Nếu là tài sản thì làm sao để khai thác thương mại tài sản này?

Một trong những tranh chấp thường thấy là sự tranh chấp quyền sở hữu tài sản trí tuệ ngay với chính các thành viên đồng sáng lập, người lao động hoặc với các công ty khác. Thực tế là, không phải ai tự tay mình làm ra một tài sản thì họ sẽ có quyền sở hữu nó. Về nguyên tắc, ai đầu tư để làm ra tài sản đó thì mới là người có quyền sở hữu. Do đó, việc văn bản hoá quy định về chủ sở hữu tài sản trí tuệ là một việc làm quan trọng, cần thiết và khôn ngoan ngay từ đầu.

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • tài sản trí tuệ là gì?

  • bảo vệ tài sản trí tuệ của startup bằng cách nào?

  • ai có quyền sở hữu tài sản trí tuệ trong startup

  • có được bảo hộ phần mềm khi dùng mã nguồn mở để phát triển?

  • đăng ký sở hữu bản quyền như thế nào

  • bảo hộ thương hiệu và tên miền như thế nào

  • bảo hộ sáng chế ra sao?

  • các cách để khai thác thương mại một tài sản trí tuệ của startup?

gọi vốn

gọi vốn

Startup là một mô hình kinh doanh cần vốn đầu tư mạo hiểm. Có nhiều cách để huy động vốn. Điều quan trọng là bạn với vai trò là người sáng lập startup, điều hành công ty phải hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của các cách gọi vốn này và có chiến lược gọi vốn hoặc phân bổ cổ phần thông minh nhất.

​Có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết khi startup của bạn chọn con đường huy động vốn đầu tư mạo hiểm. Đó là: thời điểm gọi vốn; các vấn đề cần giải quyết để startup của bạn sẵn sàng gọi vốn; lập công ty tại Singapore hay Việt Nam để nhận vốn đầu tư; nhận vốn bằng hình thức là khoản vay chuyển đổi thì liệu có ổn không; các thủ tục, quy trình đầu tư như thế nào và nhận tiền đầu tư rồi thì quản lý, ứng xử với cổ đông làm sao ... Đây cũng chính là các nội dung mà bạn sẽ tìm thấy ngay tại website này của chúng tôi.

Bạn cần biết rằng, khi bắt đầu một startup, bạn có thể đổi/hứa đổi cổ phần (equity) của startup cho các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư nhỏ hoặc cho chính các mentor, advisor, nhà cung cấp, co-founder hoặc người lao động để đổi lại là khoản đầu tư bằng tiền, công sức, công nghệ, hàng hoá/dịch vụ ... cho startup của bạn.

Phần lớn startup hy vọng nhận được vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc một quỹ đầu tư chuyên nghiệp thông qua việc phát hành cổ phần của chính công ty bạn cho các quỹ đầu tư này. Trong trường hợp có nhà đầu tư quan tâm và bắt đầu xúc tiến quy trình tìm hiểu startup, bạn cần có luật sư am hiểu hỗ trợ bạn ngay từ đầu. Luật sư cũng sẽ giúp bạn tiến hành các thủ tục như quản lý deal đầu tư, thẩm định pháp lý (legal due diligence), thương lượng ký kết hợp đồng đầu tư/mua cổ phần, thực hiện các thủ tục chấp thuận đầu tư và giám sát quá trình giải ngân tiền đầu tư và hoàn tất thủ tục đầu tư sau khi nhận được tiền đầu tư.

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

  • khi nào thì nên gọi vốn cho startup?

  • làm sao để startup sẵn sàng gọi vốn?

  • thẩm định pháp lý startup là gì?

  • có nên chủ động thẩm định pháp lý trước khi nhà đầu tư vào?

  • có cần thẩm định nhà đầu tư không?

  • quy trình giao dịch gọi vốn đầu tư

  • định giá startup như thế nào?

  • thủ tục và lưu ý khi gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài?

  • công ty ở Sing hay Việt Nam nên nhận vốn?

  • rủi ro khi nhận vốn đầu tư nhưng nhà đầu tư yêu cầu ký “văn bản vay nợ”?

  • nhà đầu tư yêu cầu nếu startup thất bại phải về làm thuê cho nhà đầu tư?

  • khoản vay chuyển đổi là gì?

  • nhận vốn vay chuyển đổi mà nhà đầu tư yêu cầu cầm cố cổ phần startup?

  • thủ tục vay tiền nhà đầu tư nước ngoài

  • điều khoản đầu tư (termsheet) là gì?

  • lưu ý khi đàm phán, ký hợp đồng đăng ký mua cổ phần

  • lưu ý khi đàm phán, ký thoả thuận cổ đông

  • nhà đầu tư giải ngân vốn đầu tư khi nào?

  • nhà đầu tư không giải ngân thì sao?

  • quan hệ nhà đầu tư sau nhận vốn là gì?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Tư vấn Quy trình gọi vốn startup

  • Thẩm định Pháp lý

  • ​Tư vấn Chính sách ESOP

  • Tư vấn Điều khoản hứa thưởng cổ phần (option pool)

  • Tư vấn Chiến lược phân bổ cổ phần (equity stratergy)

  • Tư vấn giao dịch nhận vốn đầu tư startup

  • Tư vấn, quản lý giao dịch đầu tư vào startup

  • Tư vấn, kiểm tra, soạn thảo Điều khoản đầu tư (term sheet)

  • Hợp đồng Đăng ký mua cổ phần/Hợp đồng đầu tư

  • Thảo thuận Cổ đông

  • Hợp đồng khoản vay chuyển đổi

  • Thủ tục Thông báo khoản vay nước ngoài

  • Đào tạo Gọi vốn cho startup

  • Chỉnh sửa Điều lệ công ty startup

  • Thủ tục Xin chấp thuận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

  • Thủ tục tăng vốn điều lệ tương ứng với số vốn đầu tư

go online

Phần lớn các startup cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng trong môi trường internet. Tại Việt Nam, đã có những quy định chặt chẽ về kinh doanh, quảng bá, cung cấp hàng hoá dịch vụ trực tuyến. Tuỳ vào loại hình kinh doanh của bạn, bạn cần tuân thủ các quy định về thủ tục liên quan như: Luật An Ninh Mạng 2019; Thông báo website/app bán hàng; Đăng ký sàn thương mại điện tử (web/app); Xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử; Giấy phép mạng xã hội ... Phần lớn các giấy phép/điều kiện kinh doanh trên đều đơn giản để thực hiện, nhưng quan trọng nhất là bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.​

Một vấn đề bạn thường thấy đó là vấn đề bảo đảm quyền riêng tư trên internet. Bạn cần làm rõ vấn đề dữ liệu cá nhân được cung cấp bởi người dùng sẽ được sử dụng như thế nào trong một Chính sách quyền riêng tư (privacy policy). Bên cạnh đó, một Điều khoản sử dụng website/app (terms & conditions) sẽ xác định phạm vi của mối quan hệ pháp lý giữa nhà cung cấp dịch vụ/ điều hành trang web và người sử dụng.

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

  • có cần phải soạn Chính sách quyền riêng tư (privacy policy) không?

  • soạn Điều khoản sử dụng website (terms & conditions có vai trò như thế nào?

  • là một platform, bạn cần làm gì để tuân thủ Luật An Ninh Mạng khi lưu trữ dữ liệu khách hàng?

  • có được lưu trữ thông tin khách hàng ở server nước ngoài?

  • khi nào thì phải làm Thủ tục thông báo website/app bán hàng?

  • website/app nào phải đăng ký web/app thương mại điện tử với Bộ Công thương?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Soạn Chính sách quyền riêng tư (privacy policy)

  • Soạn Điều khoản sử dụng website (terms & condition

  • Thủ tục thông báo website/app bán hàng

  • Thủ tục Đăng ký web/app thương mại điện tử

  • Tư vấn tuân thủ Luật An Ninh Mạng

  • Tư vấn tuân thủ pháp luật kinh doanh trực tuyến

go online
quản trị công ty
tuân thủ pháp luật

tuân thủ pháp luật

Khi vận hành một startup, dù quy mô như thế nào thì nhiệm vụ không thể bỏ qua là bạn và startup của bạn cần tuân thủ các quy định pháp luật địa phương. Là một founder, CEO, COO, bạn cần nắm những thông tin cần thiết cho các vấn đề về hợp đồng, quản trị dữ liệu người dùng, kinh doanh online, lao động, giấy phép, thuế, kế toán, bán hàng hoá/dịch vụ, và các thủ tục về doanh nghiệp.

 

Một số hướng dẫn cơ bản không thể thiếu bao gồm:

Lao động

Việc tuyển người lao động theo diện cộng tác viên, bán thời gian để tránh các khoản bảo hiểm, thuế TNCN ngày càng khó khăn. Bên cạnh chế độ phúc lợi thoả đáng cho người lao động, việc tiết giảm chi phí lao động dựa vào quy định về các khoản chi không chịu thuế, không đóng bảo hiểm là một việc làm đáng quan tâm. Ngoài ra, vấn đề ký kết hợp đồng lao động, thoả thuận hứa thưởng cổ phần, thoả thuận bảo mật, thoả thuận không cạnh tranh và thoả thuận quyền sở hữu trí tuệ với người lao động là việc cần thực hiện. Đặc biệt, việc sa thải/chấm dứt hợp đồng lao động luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho công ty của bạn. Bạn cần tham vấn chuyên gia trước khi ra quyết định hoặc thực hiện hành động này.

Giấy phép

Startup thường dấn thân vào các lĩnh vực kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới. Do đó, việc xác định hoạt động kinh doanh của bạn cần có những giấy phép, chấp thuận nào từ nhà nước là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp. Thường bạn sẽ cần được giải đáp/tư vấn vấn đề giấy phép thử nghiệm mô hình kinh doanh mới (sandbox), giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh – đăng ký hoạt động, ngành nghề kinh doanh có rào cản với nhà đầu tư nước ngoài ...

Thuế & ưu đãi thuế

20% lợi nhuận là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bạn cần nộp cho cơ quan thuế. Việc tiết giảm chi phí thuế là một việc rất quan trọng để gia tăng lợi nhuận, gia tăng cổ tức cho các cổ đông. Tham vấn chuyên gia "cut cost" của bạn để phân bổ chi phí một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, thật tuyệt vời khi các startup, công ty công nghệ lại có cơ hội để được ưu đãi miễn giảm thuế theo diện ưu đãi thuế sản xuất phần mềm, ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp khoa học công nghệ. Thay vì nộp thuế 20% lợi nhuận hàng năm, khi áp dụng ưu đãi thuế bạn chỉ còn phải nộp 0% trong suốt 5 năm và 10% (giảm một nửa) trong 9 năm tiếp theo. Hãy cân nhắc để tận dụng ưu đãi này cho startup, công ty công nghệ của bạn.

Bán hàng hoá, dịch vụ

Trước tiên, bạn cần có trách nhiệm với hàng hoá – dịch vụ của bạn. Nếu là sản phẩm SAAS, sản phẩm công nghệ, dịch vụ vô hình thì bạn rất cần có một Điều khoản và chính sách cung cấp dịch vụ để làm cơ sở cho việc bán hàng của mình. Bạn cần chú trọng cho hợp đồng bán hàng/dịch vụ, điều khoản sử dụng website/app (T&C) dù là bán hàng hoàn toàn online. Bên cạnh đó, việc xử lý công nợ luôn là vấn đề "nỗi đau" của hầu hết các doanh nghiệp. Nếu có thể, hãy xem xét mô hình kinh doanh không công nợ hoặc mô hình công nợ kèm theo lãi, phạt luỹ tiến, lãi suất kép để khiến đối tác không muốn giữ lại khoản công nợ với bạn và cũng chẳng muốn chiếm dụng vốn của bạn nữa.

 

Hợp đồng

Soạn thảo, ký kết một Hợp đồng là dấu hiệu cho thấy một thương vụ, một giao dịch kinh doanh sắp được bắt đầu và hoàn thành. Do đó, hiểu biết về hợp đồng là rất quan trọng với bạn dù bạn phụ trách bất kỳ vị trí nào trong công ty. Hãy lưu ý về hình thức ký kết hợp đồng hợp pháp, thẩm quyền ký kết, khi nào thì hợp đồng vô hiệu, các loại vi phạm hợp đồng, việc công chứng hợp đồng, ngôn ngữ soạn hợp đồng, ký hợp đồng bằng phương thức điện tử ... để đảm bảo hợp đồng giúp ích cho bạn thay vì làm hại bạn.

 

Thủ tục đăng ký, thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam ngày càng đổi mới và linh hoạt. Việc thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp như tên công ty, trụ sở, ngành nghề, vốn điều lệ ... ngày càng dễ dàng và có thể thực hiện hoàn toàn online. Việc sử dụng con dấu doanh nghiệp ngày càng không còn quan trọng, bạn có thể tuỳ ý thiết kế con dấu, tự ý khắc con dấu cho doanh nghiệp của mình mà không cần phải xin phép bất kỳ cơ quan nào. Tuy vậy, việc "làm đúng ngay từ đầu" - "Do It Right!" lại hết sức quan trọng cho một startup có định hướng gọi vốn đầu tư mạo hiểm và phát triển đột phá trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu vậy, bạn hãy tham vấn luật sư startup để cho bạn lời khuyên về việc thành lập công ty startup như thế nào cho dễ gọi vốn, mô hình pháp lý cho việc góp vốn bằng công sức làm việc hay tài sản trí tuệ ...

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Đào tạo Tuân thủ pháp luật startup

  • Dịch vụ Bộ phận pháp chế startup thuê ngoài

  • Dịch vụ Luật sư thuê bao (law membership)

  • ​Rà soát và xây dựng hệ thống tuân thủ pháp luật cho startup (Legal Compliance System - LCS)

  • Soạn thảo Bộ văn bản pháp lý startup

  • Soạn thảo Quy chế quản trị tài chính startup

  • Soạn thảo Quy chế Kiểm soát tuân thủ pháp luật startup

  • ​Tư vấn chi tiết vấn đề pháp lý

  • Tư vấn tối ưu chi phí lao động

  • Tư vấn Chấm dứt /sa thải người lao động

  • Tư vấn Tuân thủ Bảo hiểm xã hội

  • Tư vấn Tối ưu chi phí thuế

  • Tư vấn áp dụng Ưu đãi thuế

  • Tư vấn Tuân thủ pháp luật thuế

  • Thực hiện các thủ tục hành chính

  • ​Soạn thảo Hợp đồng

  • Đăng ký doanh nghiệp

  • Thay đổi Đăng ký doanh nghiệp

  • Đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu

  • Đăng ký bản quyền phần mềm

  • Đăng ký Website/app thương mại điện tử

  • ​Thông báo website bán hàng

quản trị công ty

Quản trị công ty (corporate goverment) bao gồm các hoạt động của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội đồng Quản trị hay Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và các vị trí quản lý trong công ty như: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Các quyết định liên quan đến chiến lược công ty, cổ đông/thành viên, cổ phần/phần vốn góp, bầu/bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh quản lý vừa nêu. Các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên và việc ban hành các quyết định của các cơ quan này. Phần lớn các startup không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình quản trị công ty. Những sai lầm này có thể tạo ra những kẽ hở hoặc làm phát sinh các tranh chấp giữa các cổ đông/thành viên với nhau hoặc với Công ty.

Cách tốt nhất để quản trị công ty là bạn hãy trang bị cho mình thật chính xác những quy định về quản trị công ty. Bạn cũng có thể thuê một dịch vụ Tư vấn pháp lý thường xuyên (bộ phận pháp chế thuê ngoài) để không chỉ hỗ trợ bạn trong vấn đề quản trị công ty mà còn trong các hoạt động điều hành công ty, kinh doanh thương mại khác nữa. Ngoài ra, để việc quản trị công ty theo đúng quy định và tuân thủ các quy trình bắt buộc, bạn cần có sẵn một bộ mẫu văn bản quản trị công ty cùng với quy trình cụ thể cho việc quản trị công ty.

 

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • quản lý hoạt động quan hệ cổ đông trong startup

  • soạn thảo và ký kết thoả thuận cổ đông

  • quản lý Hội đồng Quản trị như thế nào?

  • Quy trình và cách tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị sao cho chuyên nghiệp?

  • Tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như thế nào?

  • Cách ban hành một nghị quyết của Hội đồng quản trị

  • Cách ban hành một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

  • Quy trình, thủ tục thay đổi nội dung điều lệ công ty startup

  • Quy trình "phế truất” CEO – founder của startup

  • ​Làm thế nào để CEO-founder startup không bị phế truất?

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Soạn Bộ văn bản và Quy trình Quản trị công ty

  • Tư vấn Pháp lý quản trị công ty startup

  • Tư vấn Quan hệ cổ đông/nhà đầu tư startup

  • Tổ chức họp Hội đồng Quản trị

  • Tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông

  • Tư vấn bảo vệ quyền cổ đông/nhà đầu tư

  • ​Soạn thảo Thoả thuận cổ đông

  • Đào tạo Quan hệ cổ đông/nhà đầu tư startup

  • Đào tạo pháp lý lao động, thuế, hợp đồng cho đội ngũ quản lý

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cổ đông/nhà đầu tư

bảo vệ startup

Một trong những ưu tiên hàng đầu của founder là bảo vệ startup của bạn trước những thử thách trong suốt quá trình bắt đầu và phát triển. Những thử thách đó có thể đến từ bên ngoài như: quy định pháp luật, rủi ro pháp lý, rủi ro từ các đối tác, rủi ro từ cộng đồng (dư luận) hay rủi ro về thị trường theo từng giai đoạn phát triển ... Những thách thức đó cũng có thể đến từ chính bên trong startup của bạn. Đó có thể chính là các bất đồng của các co-founder hoặc ban điều hành. Đó cũng có thể là các rủi ro, tranh chấp, mất mát tài sản từ chính nhà đầu tư, người lao động của bạn.

 

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn

Trước tiên, hãy Làm đúng ngay từ đầu - Do It Right!. Việc bạn bắt đầu đúng các là cơ sở vô cùng quan trọng để bạn giải quyết, phòng ngừa các rủi ro, các tác hại một cách ổn định và xuyên suốt. Nó giúp bạn tránh rơi vào hoàn cảnh "tình ngay lý gian" khi các văn bản pháp lý để bảo vệ bạn lại không tồn tại hoặc không đủ chặt chẽ.

 

Tiếp theo, việc nhận diện các rủi ro với startup, công ty công nghệ hay quỹ đầu tư của bạn qua các giai đoạn phát triển, bởi các hoạt động và từ các đối tác là một việc cơ bản đầu tiên nếu bạn muốn phòng ngừa, loại trừ các rủi ro đó.

 

Tiếp theo, hình thành thói quen văn bản hoá các giao kết, minh bạch hoá và xử lý các mối quan hệ một cách công bằng là hàng rào hữu hiệu cho bạn chống lại các rủi ro pháp lý.

 

Cuối cùng, duy trì thói quen và tư duy tham vấn chuyên gia của lĩnh vực mà bạn chưa thực sự nắm rõ là một phương án tuyệt vời giúp bạn làm chủ các tình huống.

 

Tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết từ StartupLAW mà bạn cần và nên nắm rõ ngay trong giai đoạn này. Một vài hướng dẫn chi tiết có thể đang được cập nhật tại thời điểm bạn đọc nội dung này. Hãy chat với chúng tôi để team tư vấn của StartupLAW sớm có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề bạn cần.

 

  • Cách bảo vệ tài sản của startup

  • Cách thức quản lý rủi ro của startup

  • Quản lý các tranh chấp với cổ đông/nhà đầu tư

  • Xử lý tranh chấp với người lao động

  • Xử lý tranh chấp với nhà cung cấp

  • Kiểm soát tranh chấp với chính quyền

  • Làm gì khi bị phạt vi phạm hành chính

  • Kiểm soát để công ty không vi phạm hình sự

  • Cách phòng chống thất thoát tài sản của startup

  • Kiểm soát và xử lý các vi phạm đạo đức kinh doanh

  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Đào tạo Tuân thủ pháp luật startup

  • Dịch vụ Bộ phận pháp chế startup thuê ngoài

  • Dịch vụ Luật sư thuê bao (law membership)

  • ​Rà soát và xây dựng hệ thống tuân thủ pháp luật cho startup (Legal Compliance System - LCS)

  • Soạn thảo Bộ văn bản pháp lý startup

  • Soạn thảo Quy chế quản trị tài chính startup

  • Soạn thảo Quy chế Kiểm soát tuân thủ pháp luật startup

  • ​Tư vấn chi tiết vấn đề pháp lý

  • Tư vấn tối ưu chi phí lao động

  • Tư vấn Chấm dứt /sa thải người lao động

  • Tư vấn Tuân thủ Bảo hiểm xã hội

  • Tư vấn Tối ưu chi phí thuế

  • Tư vấn áp dụng Ưu đãi thuế

  • Tư vấn Tuân thủ pháp luật thuế

  • Thực hiện các thủ tục hành chính

  • ​Soạn thảo Hợp đồng

  • Đăng ký doanh nghiệp

  • Thay đổi Đăng ký doanh nghiệp

  • Đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu

  • Đăng ký bản quyền phần mềm

  • Đăng ký Website/app thương mại điện tử

  • ​Thông báo website bán hàng

  • ​Tư vấn giải quyết tranh chấp

bảo vệ startup
  • Giải đáp pháp luật startup miễn phí

  • Tư vấn bán/chuyển nhượng cổ phần

  • Tư vấn Thương vụ M&A

  • Tư vấn đóng cửa startup

  • Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh

  • Thực hiện thủ tục giải thể

  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp, bất đồng

exit / thoái vốn

Bạn có hai chiến lược để thoái vốn ra khỏi một startup. Mua bán và sáp nhập (M&A) và smart fail.

 

Mua bán và sáp nhập (M&A)

Công ty của bạn đang cần nâng cao năng lực canh tranh, đạt hiệu quả tốt hơn về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn và mong muốn phát triển thêm nhiều dự án nữa. Nhưng rõ ràng nguồn lực của công ty bạn và những nhà đầu tư hiện hữu đang không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển đó. Đó là lúc bạn nghĩ đến phương án M&A với một đối tác có những nguồn lực mà bạn mong muốn.

M&A khác với các hình thức đầu tư khác ở chỗ đối tác M&A muốn tham gia điều hành công ty hoặc chí ít muốn giành quyền kiểm soát công ty bạn ở một mức độ nhất định.

Một thương vụ M&A thường rất phức tạp. Bạn sẽ khó có thể kiếm soát hết các vấn đề trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện thương vụ M&A cho công ty của mình. Đó là lúc bạn cần một luật sư, nhà tư vấn để giúp bạn định hướng cho thương vụ, hiểu về M&A cũng như cách vận hành của nó, kiểm soát và phối hợp với nhà tư vấn của đối tác để giúp các bạn hoàn thành các giai đoạn đàm phán, ký kết một cách thuận lợi và tất nhiên là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bạn và công ty.

Smart fail

Dù như thế nào, startup cũng là một hành trình kinh doanh. Một hành trình luôn sẽ có điểm dừng cho bạn với vai trò là người sáng lập, tham gia sáng lập. Vì một lý do nào đó, bạn cần dừng hành trình của mình và đây là những cách bạn có thể cân nhắc.

Nếu không bị ràng buộc bởi điều khoản cam kết với startup/nhà đầu tư, bạn có thể thoái phần cổ phần thuộc sở hữu của mình bằng cách bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần đó. Bạn cũng có thể xem xét vấn đề tạm ngừng startup một thời gian. Trường hợp startup của bạn không thể vượt qua giai đoạn sống sót, bạn có thể xem xét việc đóng cửa startup bằng cách giải thể hoặc phá sản startup của mình. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là cách tốt nhất. Bạn vẫn có thể xem xét chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ startup của mình cho bên mua trong một giao dịch M&A để thu về một khoản tiền đáng kể khi bán đi startup với những tài sản có giá trị như tài sản trí tuệ, thị phần hiện có, hệ thống vận hành, thương hiệu ...

 

Một thương vụ thoái vốn, chuyển nhượng, bán cổ phần hoặc M&A thường rất phức tạp. Bạn cần một Luật sư tư vấn để giúp bạn định hướng, kiểm soát quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện thương vụ và tất nhiên là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bạn và công ty.

exit/thoái vốn
Dịch vụ nổi bật

DỊCH VỤ NỔI BẬT

ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU BỞI STARTUP, TECH & VC

Xem tất cả

1
2
Liên hệ

FREE LAWTALK COFFEE WITH

DoanhNguyen

trò chuyện cùng luật sư startup & VC

Từ 2015 đến nay, Doanh đã dành hàng trăm giờ để cà phê với hơn 500 startup, công ty công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm. Hãy đặt lịch cà phê lawtalk với Doanh để trò chuyện về các vấn đề pháp lý, startup, đầu tư mạo hiểm mà bạn quan tâm.

cuộc hẹn online - 30 phút | offline - 60 phút | ưu tiên lịch hẹn đã đặt trước

Doanh cũng sẵn sàng tham gia:​​
 WORKSHOP  -  STARTUP EVENT  -  TRAINING - PRIVATE CONSULTING
Nguyen_Van_Doanh-removebg-preview.png
  • White Facebook Icon
bottom of page