top of page

Danh sách việc pháp lý cần làm
LegalChecklist
CHO STARTUP, TECH FIRM & VC

Bạn có thể tự mình tìm hiểu danh sách các việc pháp lý cần hoàn thành để tạo dựng thành công cho startup, công ty công nghệ hoặc quỹ đầu tư của bạn.

​Danh mục này bao gồm cả những việc pháp lý bắt buộc theo quy định và những việc bạn cần hoàn thành để bảo vệ thành quả và tạo lợi thế phát triển.

​Hãy chọn một trong các ô, danh mục bên dưới phù hợp với bạn nhất. Mọi thắc mắc nếu có, đừng ngần ngại lawtalk miễn phí cùng chúng tôi.

Modern Startup
StartUpLaw_Logo_text_white.png

LegalChecklist

To-do-list

StartUpLaw_Logo_text_bw.png

Start

Own an IP

Hire people

Sale & marketing

Go online

Funding

Corporate management

Exit

Bắt đầu

Bắt đầu một startup

Bắt đầu một startup không chỉ có việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đó chỉ là một việc rất nhỏ và đơn giản khi bạn bắt đầu. Trên thực tế, bạn có nhiều việc pháp lý cần hoàn thành để có một khởi đầu đúng đắn và khôn ngoan hơn. Điều này giúp bạn thiết lập một cơ cấu pháp lý vững chắc, có lợi cho sự phát triển của startup sau này. Nó cũng giúp bạn phòng tránh các tranh chấp, xung đột với các nhà đồng sáng lập (co-founder), nhà đầu tư thiên thần (angel investor), cố vấn (advisor), người hướng dẫn (mentor) và cả những người lao động của bạn. Cơ cấu pháp lý đúng sẽ giúp bạn bảo vệ thành quả startup, khắc phục các bất lợi từ việc phân bổ cổ phần không hợp lý cũng như các sai phạm pháp lý đáng tiếc.

 

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn là:

Làm đúng ngay từ đầu! Do it right! ®

Hãy tham khảo lời khuyên của luật sư startup cho kế hoạch bắt đầu một startup của bạn và hoàn thành những việc pháp lý cần làm như chúng tôi đề xuất ngay ở bên.

  • Tham vấn Quy định pháp luật bắt đầu một startup

  • Ký Thoả thuận Đồng sáng lập

  • Xác định Chiến lược phân bổ cổ phần

  • Xác định Tỷ lệ sở hữu cổ phần cho các đồng sáng lập

  • Đăng ký thành lập công ty

  • Hoàn thành các thủ tục hậu đăng ký công ty

  • Ban hành Điều lệ công ty

  • Ký Thoả thuận Mentor

  • Ký Thoả thuận Cố vấn

  • Ký Thoả thuận Bảo mật

  • Ký Thoả thuận Không cạnh tranh

  • Xin Giấy phép đầu tư cho co-founder nước ngoài

  • Ký Hợp đồng tham gia vườn ươm, chương trình tăng tốc

Sở hữu trí tuệ

Sở hữu Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ hình thành từ quá trình startup thường là tài sản có giá trị nhất và có khả năng quyết định sự thành công của một startup. Tài sản đó có thể là một sản phẩm công nghệ, một sáng chế, một thương hiệu uy tín, một tên miền đẹp, các data khách hàng hoặc dữ liệu thị trường và các bí mật kinh doanh khác.

Vì là một tài sản vô hình nên việc sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trí tuệ rất khác so với tài sản thông thường. Do đó, bạn cần hiểu rõ các quy định về sở hữu trí tuệ áp dụng cho startup của bạn. Hiểu rõ để làm đúng, để tránh mất quyền sở hữu, tránh bị sao chép, lấy cắp tài sản trí tuệ hoặc đầu tư vào tài sản mà bạn không được quyền sở hữu nó.

Bạn cũng cần lưu ý, nhà đầu tư rất quan tâm đến việc bạn đã bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ của bạn như thế nào. Thật khó để nhà đầu tư chấp nhận đầu tư vào một startup mà ngay cả tài sản giá trị nhất cũng không được bảo vệ, quản lý một cách đúng đắn.

Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn:

Hãy quan tâm ở mức độ cao nhất dành cho các tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ của startup của bạn. Hãy áp dụng các biện pháp xác lập, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết ngay khi có thể.

  • Tham vấn Pháp luật SHTT cho startup

  • Ký Thoả thuận Quyền Sở hữu Tài sản Trí tuệ

  • Ký Thoả thuận Cấp bản quyền hình ảnh cá nhân

  • Khai báo Chủ sở hữu tên miền

  • Ban hành Chính sách Quyền sở hữu trí tuệ

  • Đăng ký Bản quyền Phần mềm (web/app/tác phẩm sáng tạo)

  • Đăng ký Bảo hộ độc quyền Thương hiệu tại VN/toàn cầu

  • Đăng ký Sáng chế

  • Ký Hợp đồng li-xăng

  • Ký Hợp đồng Chuyển giao công nghệ

  • Đăng ký chuyển giao công nghệ

Tuyển dụng

Tuyển dụng nhân sự

Tại hầu hết các quốc gia, chi phí lao động hiện đã quá cao. Riêng khoản trích nộp thuế, bảo hiểm và các khoản phí từ lương của người lao động đã chiếm đến 40% chi phí cho nguồn nhân lực.

Với quan niệm người lao động là “bên yếu thế” nên các quy định pháp luật thường sẽ bảo vệ người lao động hơn. Từ đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lao động, bảo hiểm xã hội quá phức tạp và dễ dẫn đến rủi ro startup bị phạt, bị kiện. Ví dụ: việc chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải rất phức tạp và dễ dẫn đến rủi ro thua kiện cho startup dù lý do để sa thải đã rất rõ ràng và chính xác. Thêm nữa, các vấn đề vi phạm bảo mật và startup bị cạnh tranh không lành mạnh bởi chính những người lao động đã nghỉ việc là rất phố biến.

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn:

Hãy thiết lập cơ cấu tuân thủ pháp luật lao động một cách rõ ràng, đơn giản và chặt chẽ. Tối ưu hoá chi phí lao động dựa trên pháp luật và hiệu quả làm việc của người lao động. Thiết lập hành lang pháp lý với người lao động bằng các chính sách phù hợp để biến chuyển mối quan hệ “làm thuê” thành mối quan hệ “hợp tác” và “đóng góp”.

  • Tham vấn Cách tối ưu chi phí lao động

  • Ký Hợp đồng lao động

  • Ban hành Chương trình/Chính sách ESOP

  • Ký Thoả thuận Quyền mua cổ phần cho Người lao động

  • Ban hành Chính sách, Nội quy lao động

  • Đăng ký Bảo hiểm xã hội

  • Đăng ký Mã số thuế TNCN

  • Xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài

  • Xin Thẻ tạm trú cho co-founder, người lao động nước ngoài

  • Chấm dứt Hợp đồng lao động

  • Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân

  • Thủ tục Hoàn thuế thu nhập cá nhân

Bán hàng & tiếp thị

Để tự tin, sẵn sàng hợp tác với các đối tác lớn và duy trì việc bán hàng liên tục, bạn cần đảm bảo các sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục pháp lý cho sản phẩm/dịch vụ và cho cả các kênh bán hàng.

Để bảo vệ dòng tiền và tránh các tranh chấp với khách hàng, người dùng bạn cần quan tâm đến các điều kiện, điều khoản sử dụng sản phẩm cũng như các điều khoản hợp đồng.

 

Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn:

Hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ là một hoạt động trọng tâm của một startup. Hãy đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho sản phẩm, quy trình bán hàng và thu tiền để duy trì và gia tăng doanh thu.

  • Tham vấn Pháp luật cho sản phẩm/dịch vụ

  • Hợp đồng Phát triển phần mềm

  • Hợp đồng Dịch vụ phần mềm (SAAS)

  • Ban hành Điều khoản Sử dụng (website, app, SAAS)

  • Hợp đồng Bán hàng chuẩn

  • Hợp đồng Dịch vụ chuẩn

  • Thông báo, đăng ký chương trình khuyến mãi

  • Công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm

  • Hợp đồng, chính sách đại lý

  • Hợp đồng Hợp tác kinh doanh

  • Hợp đồng Gia công sản phẩm

  • Thu hồi công nợ

Bán hàng

Go online

Môi trường internet được coi là nơi tự do để các tài năng phát triển và cống hiến. Ngày càng có nhiều quy định đã được ban hành để quản lý các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Để tránh các rủi ro bị cấm, bị phạt bạn nên tham vấn luật sư chuyên ngành công nghệ/kinh doanh trực tuyến để giúp bạn nắm bắt các việc pháp lý cần hoàn thành và các quy định cần tuân thủ. Ngoài ra, các điều khoản sử dụng sản phẩm, công nghệ của bạn cũng cần được thiết kế, soạn thảo dành riêng cho sản phẩm của bạn thay vì sao chép từ nơi khác. Việc này để đảm bảo rằng: bạn có thể giải quyết tốt các khiếu nại, hành động không mong muốn từ khách hàng, người dùng và cơ quan nhà nước.

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn:

Hãy tham khảo danh sách các việc cần làm ở ngay đây, đặt lịch lawtalk miễn phí với chúng tôi để có kế hoạch tuân thủ pháp luật dành riêng cho các hoạt động kinh doanh trên môi trường internet của bạn.

  • Tham vấn Tuân thủ Luật An Ninh Mạng

  • Tham vấn Pháp luật kinh doanh trực tuyến

  • Hoàn thành Thủ tục thông báo website/app bán hàng

  • Hoàn thành Thủ tục Đăng ký website/app thương mại điện tử

  • Ban hành Chính sách quyền riêng tư

  • Ban hành Chính sách quyền riêng tư theo chuẩn GDPR

  • Ban hành Điều khoản & Điều kiện sử dụng sản phẩm online (SAAS)

  • Ban hành Điều khoản & Điều kiện sử dụng  website/app e-commerce

  • Ban hành Quy chế Sàn Thương mại điện tử

  • Xin Giấy phép mạng xã hội

Go online

Gọi vốn

Là một giao dịch quan trọng nhưng nhiều startup lại chỉ tập trung vào số tiền đầu tư và thời gian giải ngân mà quên rằng các điều khoản đầu tư lại là các yếu tố để giúp bạn có một deal gọi vốn thành công hay không. Nếu không có sự hiểu biết toàn cảnh về deal đầu tư, bạn hoàn toàn có thể phải tham gia một deal đầu tư với những điều khoản bất lợi cho startup cũng như chính quyền kiểm soát của bạn.

Sự hiểu biết về cơ chế vốn, quy trình đầu tư vào startup, các cách mà nhà đầu tư quyết định một deal đầu tư cũng như quản lý khoản đầu tư sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình gọi vốn, đàm phán gọi vốn. Trước đó, một kế hoạch phân bổ cổ phần phù hợp cũng giúp startup của bạn có một chiến lược phát triển như kỳ vọng.

Chưa hết, quan hệ với nhà đầu tư/cổ đông là một mối quan hệ đặc biệt và khác biệt với tất cả các mối quan hệ trước đó của bạn. Việc duy trì một mối quan hệ tốt với nhà đầu tư sẽ giúp bạn tránh các thất bại đáng tiếc cho startup hoặc cho chính vai trò điều hành startup của bạn.

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn:

Bạn cần hiểu rõ điều bạn đang và sẽ làm. Gọi vốn không khó, nhưng tìm được một nhà đầu tư phù hợp là điều cần làm hơn.

  • Tham vấn Pháp luật nhận vốn đầu tư

  • Xác định Chiến lược phân bổ cổ phần

  • Ký Thoả thuận Quyền mua cổ phần

  • Ban hành Chương trình ESOP

  • Thực hiện Rà soát pháp lý sẵn sàng nhận vốn (thẩm định pháp lý chủ động)

  • Thực hiện Thẩm định pháp lý

  • Tham gia Giao dịch nhận vốn đầu tư

  • Ký Điều khoản đầu tư

  • Ký Hợp đồng Đăng ký mua cổ phần

  • Ký Hợp đồng khoản vay chuyển đổi

  • Ký Thoả thuận SAFE

  • Ký Thoả thuận KISS

  • Ký Hợp đồng vay tiền

  • Thiết lập mối quan hệ với công ty mẹ tại nước ngoài

  • Thủ tục Thông báo khoản vay từ nước ngoài

  • Tham vấn vấn đề lưu chuyển tiền giữa các công ty

  • Tham vấn tối ưu thuế cho các công ty trong hệ thống

Gọi vốn
Công ty

Quản trị công ty

Điều hành một công ty thường không phải là sở trường của những nhà sáng lập có thiên hướng kỹ thuật. Có rất nhiều việc cần bạn hoàn thành và thúc đẩy. Việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động hằng ngày của công ty và duy trì tính hợp pháp trong quan hệ với các đối tác đòi hỏi bạn cần nghiêm túc dành thời gian và sự quan tâm đủ lớn trước khi sự việc trở thành một sự cố pháp lý. Điều đó nếu xảy ra, có thể dẫn đến các thiệt hại có thể tính bằng nhiều tiền.

Bạn cũng nên cân nhắc việc "tuân thủ chăm chỉ" với việc "tận dụng" các lợi thế pháp luật dành cho bạn để tạo động lực cho sự phát triển của startup trong một thị trường đầy cạnh tranh.

Lời khuyên của StartupLAW dành cho bạn:

Hãy đưa các văn bản pháp lý, những thoả thuận bằng văn bản, các quy định vào các hoạt động hằng ngày của startup một cách thường xuyên. Hình thành thói quen tham vấn luật sư cho bất kỳ quyết định nào của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để bảo vệ thành quả startup của bạn. Từ đó tránh xa các xung đột, rủi ro tiềm ẩn.

  • Ký Thoả thuận Cổ đông

  • Chỉnh sửa Điều lệ công ty

  • Áp dụng Ưu đãi thuế sản xuất phần mềm

  • Áp dụng ưu đãi thuế ứng dụng công nghệ

  • Thủ tục Xin chấp thuận đầu tư nước ngoài

  • Thủ tục tăng vốn điều lệ

  • Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Tham vấn Pháp luật quản lý công ty

  • Kiểm soát Tuân thủ pháp luật công ty

  • Ban hành Quy trình Tuân thủ pháp luật

  • Xin Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ.

  • Tiến hành họp Hội đồng quản trị

  • Giải quyết tranh chấp cổ đông/nhà đầu tư

Exit

Exit your startup

Đó có thể là một quyết định dừng lại hành trình startup để thu về một khoản lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần của bạn. Đó có thể là một quyết định tạm dừng hoặc ngừng các hoạt động của startup của bạn để chuẩn bị cho một chuyến phiêu lưu mới. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là một người sáng lập và điều hành, bạn luôn có những lựa chọn và bạn cần có những cân nhắc cho mỗi lựa chọn của mình.

 

Lời khuyên chúng tôi dành cho bạn:

Chúng tôi vẫn sẵn sàng đồng hành cùng bạn cho một quyết định thông minh nhất và ít tốn kém nhất!

  • Tham vấn Kế hoạch đóng cửa công ty

  • Thông qua Quyết định/phương án đóng cửa công ty

  • Bán/chuyển nhượng tài sản trí tuệ

  • Bán/chuyển nhượng cổ phần

  • Tham gia deal Mua bán, sáp nhập công ty M&A

  • Thủ tục Tạm ngừng kinh doanh

  • Thủ tục Giải thể công ty

  • Thủ tục Phá sản công ty

  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp, bất đồng.

Dich vụ

DỊCH VỤ NỔI BẬT

ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU BỞI

STARTUP, CÔNG TY CÔNG NGHỆ, NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Xem tất cả

Liên hệ

FREE LAWTALK COFFEE WITH

DoanhNguyen

trò chuyện cùng luật sư startup & VC

Từ 2015 đến nay, Doanh đã dành hàng trăm giờ để cà phê với hơn 500 startup, công ty công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm. Hãy đặt lịch cà phê lawtalk với Doanh để trò chuyện về các vấn đề pháp lý, startup, đầu tư mạo hiểm mà bạn quan tâm.

cuộc hẹn online - 30 phút | offline - 60 phút | ưu tiên lịch hẹn đã đặt trước

Doanh cũng sẵn sàng tham gia:​​
 WORKSHOP  -  STARTUP EVENT  -  TRAINING - PRIVATE CONSULTING
Nguyen_Van_Doanh-removebg-preview.png
  • White Facebook Icon
bottom of page