Luật sư startup mang trong mình phong cách và tinh thần startup, có kinh nghiệm giải quyết vấn đề của startup, chi phí dịch vụ hợp lý với từng giai đoạn của startup và đặc biệt là phải có niềm tin vào startup.
Startup khác với mô hình kinh doanh truyền thống như thế nào?
Startup là một mô hình khởi sự kinh doanh khác với các mô hình kinh doanh truyền thống. Startup có đặc điểm là sử dụng những ý tưởng mới, đột phá và ứng dụng công nghệ là điểm tựa cốt lõi để vấn đề của khách hàng. Cùng với đó là khả năng phát triển và mở rộng quy mô đột phá thường là trong 2-3 năm kể từ khi bắt đầu. Startup cũng có một đặc điểm là hình thành và phát triển nhờ tài chính của các nhà đầu tư ngay từ những giai đoạn đầu. Startup Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác chịu ảnh hưởng và các tập quán startup từ trung tâm startup thế giới là Silicon Valley, Califorina, Mỹ.
Với đặc điểm đó, hành trình startup đòi hỏi những người tham gia mang trong mình sự thấu hiểu và niềm tin vào những giá trị mà startup mang lại. Startup với đội ngũ sáng lập thường là rất trẻ và chủ yếu là xuất thân từ dân kỹ thuật và kinh doanh nên cần sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực như: tài chính, chiến lược, công nghệ, marketing, pháp lý ...
Tại sao phải sử dụng luật sư chuyên về startup?
Kinh nghiệm giải quyết vấn đề của startup
Đối với vấn đề pháp lý, do các vấn đề pháp lý của startup có nhiều đặc điểm khác với các vấn đề của các doanh nghiệp truyền thống khác nên cần có những giải pháp pháp lý riêng dành cho startup. Giải pháp này vừa tuân thủ pháp luật địa phương, nhưng cần phải linh hoạt để giải quyết các vấn đề/đặc điểm mà startup có thể không đáp ứng được cũng như cần phù hợp với tập quán startup quốc tế.
Nếu không có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý của startup, giải pháp pháp lý của luật sư thông thường sẽ chỉ giải quyết được khía cạnh tuân thủ pháp luật địa phương mà không thể giải quyết các vấn đề riêng của startup như: góp vốn bằng công sức của đội ngũ co-founder, nhận vốn đầu tư trong vòng một vài ngày sau khi chốt deal với nhà đầu tư nước ngoài, các vấn đề về công nghệ mới như blockchain, các giao dịch mới lạ như ICO ...
Thấu hiểu và trân trọng startup
Hành trình startup không hề dễ dàng và có thể nói rủi ro rất cao. Startup đang phát triển tốt ở thời điểm này, nhưng có thể ngày hôm sau, tuần sau, tháng sau đã phải đóng cửa. Cộng với thành kiến của nhiều người rằng startup là “ảo tưởng của tụi trẻ” startup là “ít tiền” nên không nhiều chuyên gia coi startup là một thị trường ngách để phục vụ họ. Thấu hiểu và trân trọng startup, niềm tin và startup là yếu tố rất quan trọng để không chỉ một luật sư startup và bất kỳ chuyên gia nào mong muốn phục vụ startup cần phải có. Khi đã thấu hiểu, khi đã trân trọng thì dịch vụ dành cho startup sẽ cực kỳ linh hoạt. Đó có thể là dịch vụ miễn phí mà vẫn nghiêm túc khi startup mới bắt đầu ở giai đoạn ý tưởng. Sự linh hoạt đó có thể là cung cấp dịch vụ trước, thu phí khi ... startup gọi được vốn. Đó có thể là sẵn sàng gặp hoặc trao đổi qua online meeting ngoài giờ hành chính. Đó có thể là kiễn nhẫn giải thích, kiên nhẫn tìm một giải pháp để giúp startup vượt qua được một tình huống khó khăn nhất là khi pháp luật không quy định về vấn đề đó một cách rõ ràng.
Chi phí phù hợp
Startup được các nhà sáng lập khởi sự phần lớn là từ bàn tay trắng. Doanh thu và lợi nhuận từ mô hình kinh doanh là bài toán của tương lai. Startup chỉ thực sự có vốn bằng vốn ban đầu ít ỏi của họ và khi gọi được vốn từ nhà đầu tư. Vì vậy, luật sư startup cần tính một mức phí phù hợp với từng startup, từng giai đoạn của startup. Đây là điểm mà nhiều luật sư và chuyên gia không ưu tiên phục vụ cho startup do họ sẽ phải chịu chi phí cơ hội khá cao khi phục vụ cho startup.
Phong cách và tinh thần startup
Startup với đại diện là các founder trẻ thường có những phong cách làm việc khá độc đáo. Phong cách làm việc với startup đòi hỏi sự chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Luật sư startup cũng đồng thời mang trong mình tinh thần startup để phù hợp với khách hàng của mình trong giao tiếp, giải quyết vấn đề của startup cũng như kết quả của dịch vụ pháp lý.
Trên đây là chia sẻ của Luật sư startup Doanh Nguyen (Nguyễn Văn Doanh), người đã đồng hành với cộng đồng startup Việt Nam từ 2015.
Kết nối với Doanh tại Facebook Doanh Nguyen hoặc nhắn tin cho doanh@startuplaw.vn
Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn sử dụng lựa chọn và sử dụng dịch vụ Luật sư.